Nội Dung
Để hoàn thành một dự án xây dựng, một kế hoạch hiệu quả là cần thiết. Tất cả có liên quan đến việc thiết kế kiến trúc và thi công công trình hạ tầng phải gắn với những tác động gây ra với môi trường tự nhiên do dự án đó gây nên, phải bảo đảm thi công xây dựng đúng chương trình, ngân sách, an toàn xây dựng tại công trường, tác động đến người dân xung quanh công trình, tác động do việc chậm trễ của công trình, việc chuẩn bị các tài liệu đấu thầu… Để hiểu rõ hơn về dịch vụ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Thi công xây dựng là gì?
Khi đặt ra câu hỏi “Thi công xây dựng là gì?” nhiều người sẽ hiểu đơn giản là bạn xây nên một ngôi nhà, hay một công trình cụ thể nào đó mà không biết rằng cụm từ đó bao gồm rất nhiều bước.
Để hoàn thành một công trình hiệu quả, không những khâu thi công phải làm tốt mà các chủ đầu tư còn phải chuẩn bị thật hoàn hảo ngay từ các bước lên kế hoạch. Thậm chí không quá khi nói, lên kế hoạch cho một công trình, nhất là đối với những dự án lớn còn tốn nhiều thời gian, công sức hơn cả quá trình thi công.
Có thể nói bước lên kế hoạch luôn là khởi đầu của mọi công trình xây dựng. Tại đó, một chủ đầu tư phải phác thảo được sơ qua về công trình, lập dự toán cũng như tìm được một đội ngũ thợ xây lành nghề, có nhiều kinh nghiệm để có thể đảm bảo tiến độ.

Nhưng thế vẫn chưa đủ, trong trường hợp cần huy động vốn, những nhà quản lý dự án còn phải đứng ra tổ chức thầu, tìm kiếm những nhà thầu đủ uy tín, tin cậy cũng như đáp ứng việc chi phí không vượt quá ngân sách dự toán.
Tiếp đó là một tổ bao gồm những kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư phụ trách thi công, kiến trúc sư và tư vấn giám sát sẽ tiếp tục tạo ra bản vẽ và hoàn thành quá trình thi công xây dựng.
Từng khâu nhỏ nhất như chọn chỗ mua nguyên vật liệu xây dựng cũng như giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng đều phải được đảm bảo chặt chẽ, theo nguyên tắc an toàn và chất lượng, không chạy theo tiến độ.
Qui trình thi công xây dựng

- Trao đổi, khảo sát, nắm bắt nhu cầu với chủ nhà
- Báo giá thi công xây dựng chi tiết trên từng hạng mục
- Ký kết hợp đồng thi công xây dựng
- Chuẩn bị phương án triển khai thi công. Thực hiện các công tác chuẩn bị ban đầu: lán, trại, hàng rào, kho bãi tập kết vật liệu…
- Triển khai công việc thi công tại công trường theo kế hoạch thi công chi tiết theo thỏa thuận trong hợp đồng, mỗi giai đoạn đều có phần kiểm tra, giám sát và nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn, từng hạng mục…
- Sau khi hoàn thành công việc thi công, chuẩn bị tổng hợp Hồ sơ quyết toán công trình.
- Lập thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
- Theo dõi và bảo hành
Biện pháp thi công
Thi công phần móng và công trình ngầm
Công tác đào đất hố móng:
Sau khi hoàn thành công tác cọc theo thiết kế (đối với những công trình có thiết kế cọc), tiến hành đào đất hố móng: Đào móng bằng máy, chỉnh sửa hố móng lại bằng thủ công.
Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt:
- Bước 1: Định vị vị trí và cao độ móng công
- Bước 2: Đào (vận chuyển) và chỉnh sửa lớp đất (cát) nền và đầm chặt bằng đàm bàn.
- Bước 3: Ghép cốp pha bê tông lót.
- Bước 4: Đổ bê tông lót dầm và đài móng.
- Bước 5: Xây thành đài và dầm móng.
- Bước 6: Lấp đất tận dụng sàn đến cao độ thiếtkế, đổ bê tông lót sàn.
- Bước 7: Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, sàn, cổ cột và thép vách (nếu có hầm).
- Bước 9: Đổ bê tông móng, dầm móng và sàn.
- Bước 10: Bảo dưỡng bê tông.
Công tác thi công các công trình ngầm: hố ga, bể phốt,…:
Thực hiện song song với quá trình thi công phần móng.
Thi công phần thân, mái
Thi công cột:
- Định vị tim trục cột, vệ sinh chân cột: kiểm tra vị trí, tim trục cột, đục nhám, vệ sinh thép chờ chân cột.
- Lắp dựng cốt thép cột: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép.
- Lắp dựng cốp pha cột: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt ván khuôn, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn.
- Đổ bê tông cột: vệ sinh, tưới bám dính trước khi đổ bê tông, kiểm tra kĩ thuật đổ và đầm bê tông.
- Tháo dỡ ván khuôn, bảo dưỡng bê tông.
Thi công dầm, sàn:
- Định vị cao độ, tim trục dầm, sàn: kiểm tra vị trí, tim trục, cao độ dầm, sàn.
- Lắp dựng cốp pha dầm, sàn: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn, vệ sinh ván khuôn, đục nhám, vệ sinh mạch ngừng thi công (nếu có).
- Lắp đạt cốt thép dầm, sàn: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép, chiều dày lớp bảo vệ, vệ sinh thép dầm, sàn.
- Đổ bê tông dầm, sàn: kiểm tra kĩ thuật đổ, đầm bê tông, cao độ bê tông.
- Tưới nước bảo dưỡng bê tông dầm sàn.
Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và bao che công trình
Để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, để mọi hoạt động trong các khâu thưc hiện được diễn ra suôn sẻ, đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như công trình trong toàn bộ quá trình thực hiện:
- Không Gian Đẹp có qui trình Thi Công An Toàn Lao Động theo tiêu chuẩn thi công nhà cao tầng. Công nhân được tập huấn về an toàn lao động và sử dụng các thiết bị bảo hộ khi thi công, bảo đảm an toàn lao động.
- Thiết lập hệ thống Bao Che Chắn Công Trình toàn bộ, thực hiện việc đấu nối điện thi công đặc biệt theo qui trình nước ngoài, không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
- Mua Bảo hiểm cho Công Nhân, Công Trình và cho bên Thứ Ba.
H vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn có thể hiểu hơn về qui trình cũng như dịch vụ thi công xây dựng để có sự lựa chọn đầu tư phù hợp.
Nếu bạn còn có những thắc mắc chưa được giải đáp, hay bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm doanh nghiệp uy tín và chất lượng để đảm bảo quá trình hoat động của doanh nghiệp bạn hoạt động ổn định về sau. Đừng chần chờ nữa mà hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!