Nội Dung
Kết cấu thép trong xây dựng đang rất phổ biến và có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng. Kết cấu thép sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho bạn khi bạn đang tìm kiếm loại hình công trình với chi phí tiết kiệm mà thời gian sử dụng lâu dài. Để tìm hiểu nhiều hơn về kết cấu thép trong xây dựng hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Kết cấu thép trong xây dựng là gì?
Kết cấu thép là một cấu trúc, kết cấu chịu lực của các công trình, được xây dựng và liên kết bởi các cấu kiện thép. Đây là một loại kết cấu được dùng khá phổ biến trong ngành xây dựng bởi những đặc tính ưu điểm của chúng.
Cấu kiện thép là cấu hình thép có hình dạng và thành phần hoá học cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng dự án. Một vài hình dạng phổ biến như:
- Thanh HSS: là thanh có cấu trúc rỗng (có thể là hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhất).
- Thép chữ C (Channel): có mặt cắt ngang hình chữ C hoặc dầm chữ C
- Tee: mặt cắt ngang có hình chữ T.
- Ray: là thành có nhiều loại tiết diện, được dùng làm thanh dẫn hướng.
- Thanh dầm chữ I (Beam): có mặt cắt ngang hình chữ I.
- Thép góc (Angle): mặt cắt ngang có hình chữ L.
- Bar: là một mảnh kim loại, có chéo hình chữ nhật phẳng và dài, nhưng lại không quá rộng để được gọi là tấm.
- Plate: tấm kim loại dày từ 4mm trở lên.
- Dầm bụng rỗng: có 2 thanh song song và ở giữa rỗng có hình tam giác.
- Rod: có dạng tròn hoặc mảnh vuông.
Trong xây dựng hiện nay, kết cấu thép được sử dụng cho hầu hết các loại kết cấu công trình xây dựng có quy mô lớn như các tòa nhà máy công nghiệp nặng, các tòa nhà cao tầng, hệ thống đỡ thiết bị, cơ sở hạ tầng, cầu, tháp, sân bay, hệ thống giá đỡ…
>> Có thể bạn quan tâm:
Những Điều Cần Biết Về Gia Công Kết Cấu Thép Nhà Xưởng
Kết Cấu Thép Nhà Xưởng Trong Công Nghiệp Và Những Ưu Điểm Tuyệt Vời Của Nó
Các loại kết cấu thép trong xây dựng
- Kiến trúc vòm
- Cầu dầm
- Cầu treo
- Cấu trúc khung: Cột và dầm
- Kết cấu dự ứng lực
- Cấu trúc lưới: Dạng lưới hoặc mái vòm
- Cầu cáp văng
- Cầu vòm
- Cấu trúc giàn: Thanh hoặc giàn
- Cầu giàn: Cấu kiện giàn
Ưu và nhược điểm của kết cấu thép trong xây dựng
Ưu điểm của kết cấu thép
- Khả năng chịu lực tốt và có tính dẻo: Thép là kim loại với khả năng chịu lực tốt nên sẽ là lựa chọn tốt cho những công trình quy mô lớn. Thêm nữa là tính dẻo và có độ đàn hồi nên sẽ giảm bớt sự biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Dễ di chuyển và lắp đặt: Kết cấu từ thép là kết cấu có trọng lượng nhẹ nhất nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc di chuyển và lắp đặt thi công.
- Tính công nghiệp hóa cao:
- Tính kín, không thấm nước.
- Tiết kiệm chi phí: Kết cấu thép khá dễ dàng cho việc lắp đặt thi công nên sẽ làm giảm thời gian lao động, từ đó bớt được chi phí thi công và cả chi phí cho bảo dưỡng. Bên cạnh đó, kết cấu thép cũng có thể được tái sử dụng vào các sản phẩm thép mới mà không bị làm mất đi tính vật lý của chính nó.
- Kết cấu thép có thể tạo nên được các kiến trúc mang độ khó mà kết cấu truyền thống như bê tông cốt thép không làm được. Vì thế tính ứng dụng cũng giúp các kiến trúc sư tạo nên được những công trình độc đáo của riêng mình.
>>> Tham khảo ngay: Sản Xuất Kết Cấu Thép
Nhược điểm của kết cấu thép
- Bị ăn mòn: Kết cấu thép có khả năng bị ăn mòn nhưng nhược điểm này đã có cách khắc phục bằng việc sử dụng một lớp sơn bảo vệ và việc bảo dưỡng thường xuyên.
- Chịu lửa kém: Thép tuy không cháy nhưng lại bị hóa dẻo ở nhiệt độ 600 độ C. Điều này chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp chống cháy.
Quy trình sản xuất kết cấu thép trong xây dựng
Bước 1: Cắt: Sử dụng mắt cắt để cắt tấm thép thành những phôi rời rạc và sau đó những phôi này sẽ được vát mép, hàn.
Bước 2: Gia công bản mã: Các bản mã sẽ được đục lỗ và sử dụng bulong để ghép các kết cấu thép lại với nhau.
Bước 3: Ráp: Sau khi nắn thẳng, bo cạnh, các thành phần sẽ được chuyển vào máy ráp để hàn tạm và tạo thành một cấu kiện.
Bước 4: Hàn: Các thành phần sẽ được tự động kết nối thành một khối với nhau nhờ công nghệ hàn hồ quang.
Bước 5: Ráp bản mã: Để được ráp bản mã, hai cấu kiện sẽ được đính vào thân kèo trước.
Bước 6: Vệ sinh và sơn: Các cấu kiện sẽ được làm sạch bề mặt thật kỹ càng trước khi được sơn phủ bằng 3 lớp sơn.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng: Cuối cùng, để đảm bảo được một kết cấu thép tốt nhất cần phải trải qua một quá trình kiểm tra thật nghiêm ngặt theo quy chuẩn quốc tế trước khi được đưa vào sử dụng.
Trên đây là một vài điều về kết cấu thép mà Tanicons muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích hơn về kết cấu thép trong xây dựng. Hãy để các công trình luôn được chăm chút một cách tốt nhất để mang đến nhiều điều tuyệt vời nhất cho cuộc sống của con người hôm nay. Cảm ơn!