Nội Dung
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhà khung thép (nhà tiền chế) đang được thi công và sử dụng rộng khắp cả nước. Nó đã không còn xa lạ với nhiều người bởi tính hiệu quả của công trình mang lại. Nhà khung thép đang được sử dụng rất nhiều, được dùng để xây dựng nhà xưởng, siêu thị, bệnh viện, nhà giữ xe,… Hơn thế nữa, nhà khung thép còn được thiết kế để trở thành nhà cao tầng sử dụng như nhà ở. Hãy cùng Tanicons tìm hiểu rõ về xây nhà khung thép tiền chế nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Quy Trình Thiết Kế Và Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng Chuyên Nghiệp
Có nên làm nhà khung thép?
Ở Việt Nam, thông thường khi xây dựng nhà ở thì mọi người đều nghĩ đến những ngôi nhà hiện đại hay những ngôi biệt thự. Nhưng ít ai nghĩ đến các ngôi nhà khung thép. Mà khi nhắc tới những nhà khung thép, mọi người lại liên tưởng đến nhà xưởng, nhà kho, siêu thị,… nhiều hơn.
Trong những năm gần đây thì nhà khung thép được sử dụng nhiều hơn. Xây nhà khung thép giá rẻ nhằm để phục vụ xây nhà ở giá rẻ cho dân lao động. Nhà khung thép còn có tên gọi khác chính là nhà lắp ghép. Nhà này được thiết kế từ khung kèo thép bằng kỹ thuật xây dựng khung sườn bằng thép với kết cấu vuông góc với nhau.
Ưu điểm của nhà khung thép là có khả năng tháo ra sau thời gian không sử dụng nữa. Và có thể lắp đặt tại một vị trí mới một cách nhanh chóng. Từ những điều đó mà mọi người cho rằng nhà khung thép chỉ phù hợp với các công trình ngắn hạn và không thích hợp để làm nhà ở.
Cách xây nhà khung thép dân dụng
1. Thiết kế bản vẽ nhà khung thép
Trước khi xây dựng nhà khung thép cần lưu ý khi lập bản vẽ nhà khung thép dân dụng cho dự án. Thông thường, bản vẽ thiết kế nhà khung thép gồm các bản vẽ phần kiến trúc, phần kết cấu và bản vẽ điện nước.
– Đầu tiên, cần bố trí mặt bằng để phù hợp với sơ đồ hiện tại. Cũng như nên đồng bộ khung thép để có những kế hoạch mở rộng ở trong tương lai.
– Lên phương án thiết kế chi tiết cụ thể. Kết cấu chính như thế nào để khung thép có khả năng chịu lực tốt nhất.
– Mặc dù đáp ứng với yêu cầu của khách hàng. Nhưng cũng cần phải đảm bảo tài liệu sử dụng thiết kế nhà tiền chế, các bản thông số kỹ thuật đúng cũng như bản vẽ thi công.
– Các vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo cần thích hợp với các tiêu chuẩn quy định. Cũng như để tiết kiệm tối đa được chi phí cho chủ đầu tư. Mang lại sự an toàn cho nhà khung thép mà cũng nên đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn cho nhà khung thép dân dụng.
2. Gia công cấu kiện
Gia công các cấu kiện thép như cột, dầm, xà gồ,… tại nhà xưởng. Quy trình bao gồm tiến hành cắt tấm thép. Rồi đến gia công bản mã đục lỗ. Để liên kết đưa vào máy ráp. Mục đích để thành cấu kiện hoàn chỉnh nhờ các mối hàn tạm. Việc hàn nắn bằng động cơ thủy lực nhằm để kết nối các cấu kiện thành một khối thống nhất. Sau đó là ráp bản, vệ sinh và sơn.
3. Lắp dựng nhà khung thép
Khâu lắp dựng nhà khung thép gồm tất cả 10 quy trình:
– Chuẩn bị lắp dựng
– Lắp dựng cột
– Lắp dựng kèo
– Lắp dựng xà gồ và giằng
– Lắp đặt khung kèo và xà gồ
– Lắp đặt kèo đầu hồi
– Lắp đặt tất cả bộ xà gồ và chống xà gồ
– Kéo tôn lớp trên mái
– Lợp tôn
– Lắp dựng bao che
– Cuối cùng là hoàn thiện.
Ưu điểm của nhà khung thép dân dụng
– Nhà khung thép có khả năng chịu lực ở mọi trọng tải
– Có độ bền cao do quá trình gia công chế tạo đạt được tiêu chuẩn hóa với các máy móc hiện đại.
– Tiết kiệm được chi phí hơn. Do giá thi công nhà khung thép chỉ bằng nửa chi phí so với nhà truyền thống.
– Lắp đặt và thi công nhà khung thép dân dụng một cách nhanh chóng. Thời gian lắp đặt và xây dựng diễn ra nhanh chóng, đẩy mạnh được tiến độ. Bởi vì tất cả các cấu kiện đã được sản xuất sẵn ở nhà máy và chỉ cần mang đến công trình để lắp đặt.
– Khung thép khá nhẹ nên sẽ giảm được khối lượng cho phần kết cấu móng.
– Hơn nữa, có thể thi công xây dựng trên điều kiện đất xấu, làm giảm đi ảnh hưởng của thời tiết đối với công trình.
– Ngoài ra, nhà khung thép có thể tái sử dụng. Có thể tháo bỏ thay thế và di chuyển đi được nhiều nơi dễ dàng.
Nhược điểm của nhà khung thép dân dụng
Bên cạnh những ưu điểm thì nhà khung thép cũng có một số nhược điểm sau:
– Khi xây dựng nhà khung thép, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit hoặc oxy hóa. Vì vậy chi phí bảo dưỡng sẽ tăng lên.
– Thép có khả năng chịu lực gấp 20 lần bê tông. Tuy nhiên lại chịu được nhiệt rất kém. Thép sẽ giảm cường độ khi phải chịu lực ở nhiệt độ cao hay hỏa hoạn. Tuy nhiên cũng có nhiều giải pháp để khắc phục nhược điểm này như: Sơn chống cháy, sử dụng tấm xi măng,…