Nội Dung
Một công trình xây dựng chất lượng tốt cần có nhiều yếu tố như thiết kế, thi công, vật liệu… Trong đó bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng công trình là tư vấn giám sát công trình.
Có thể bạn quan tâm:
Tư vấn giám sát là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.
Vậy tư vấn giám sát công trình là gì? Tại sao lại nói nó rất quan trọng đối với một công trình xây dựng? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận này.
Tư vấn giám sát công trình là gì?
Đầu tiên để tìm hiểu về công việc này, chúng ta cần phải giải đáp câu hỏi tư vấn giám sát công trình là gì?
Tư vấn giám sát công trình là các công việc như kiểm tra, theo dõi, giám sát, đôn đốc chỉ đạo và đánh giá nhằm mang lại một công trình có chất lượng tốt nhất. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.
Kỹ sư tư vấn giám sát công trình
Một số yêu cầu của kỹ sư tư vấn giám sát công trình:
- Nắm vững các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
- Có hiểu biết tốt về các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật.
- Có hiểu biết tốt về công tác thi công xây lắp chủ yếu.
- Tận tâm, trung thực, có trách nhiệm trong công tác giám sát.
- Là kỹ sư được đào tạo chuyên ngành. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Tư vấn giám sát công trình phải nắm vững các căn cứ pháp lý về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước và của Bộ, Ngành liên quan.
- Nắm vững nội dung của hồ sơ thiết kế và các điều kiện kỹ thuật riêng áp dụng cho các hạng mục công trình do Tổ chức Tư vấn Thiết kế lập. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy trình, quy phạm pháp luật về thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Ngành có liên quan.
- Nắm vững biện pháp và trình tự thi công được áp dụng cho công trình.
- Nắm được tiến độ thực hiện và yêu cầu nhân lực, các loại máy móc thiết bị cần để thực hiện thi công xây dựng , đặc biệt là yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân tương ứng với công việc họ thực hiện.
- Phân tích đánh giá được chất lượng công trình hoàn thành.
- Hiểu và thực hiện đúng công tác nghiệm thu.
- Khi phát hiện sai lỗi thì lập biên bản thông báo cho Ban Quản lý dự án, cấp trên trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật của nhà thầu (đối với sai lỗi của thi công) hoặc cho tổ chức thiết kế (đối với sai lỗi thiết kế) để khắc phục vấn đề.
Vai trò của tư vấn giám sát công trình là gì?
– Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
– Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
– Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.
Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?
Kiểm tra vật tư, vật liệu
Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là kiểm tra vật tư, vật liệu đem về công trường. Thống kê, kiểm tra số lượng, chất lượng của vật tư để chuẩn bị thi công công trình. Đảm bảo các vật liệu đưa vào công trường đúng tính năng sử dụng, phù hợp công nghệ và đã được kiểm định.
Giám sát công trình thi công:
- Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động thi công tại hiện trường. Các hoạt động này diễn ra hàng ngày. Sau đó kết quả kiểm tra đánh giá sẽ được cập nhật và lưu vào sổ công tác.
- Kiểm tra, nhắc nhở, đảm bảo công nhân thi công theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho công nhân.
- Bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn an toàn lao động.
- Giám sát các vấn đề vệ sinh môi trường. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của công trình đến môi trường xung quanh.
- Chấm công cho công nhân xây dựng.
- Tiến hành đình chỉ thi công, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý vấn đề khi phát hiện sai phạm về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, an toàn công trình.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trường thi công.
- Phối hợp lập biên bản nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành, nghiệm thu công trình.
Theo dõi – quản lý công trình thi công
- Cập nhật sổ nhật ký công trình thường xuyên để theo dõi tiến độ, hoạt động xây dựng tại công trình.
- Kiểm tra hoạt động thi công của các nhà thầu phụ. Việc kiểm tra này để đảm bảo hài hòa – thống nhất với công trình chính.
- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những sai sót về hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn.
- Bảo đảm công trình được thực hiện đúng tiến độ.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập hồ sơ quản lý chất lượng của các đội thi công, nhà thầu phụ.
– Xác nhận công việc đã hoàn thành, nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn chất lượng.
– Tham gia lập và thẩm định các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật cho các dự án được phân công.
– Thực hiện các công việc khác khi có sự phân công của quản lý cấp trên.
Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình
Trách nhiệm của tư vấn giám sát công trìnhlà:
– Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
– Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
– Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
– Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
– Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
– Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
– Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
– Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.