?>

Tanicons – 5 Yếu Tố Quan Trọng Trong Lắp Dựng Giàn Giáo

Chia sẻ

Tanicons – 5 Yếu Tố Quan Trọng Trong Lắp Dựng Giàn Giáo

Công cuộc xây dựng và lắp đặt giàn giáo công tác, phải đảm bảo chất lượng về độ cứng cáp, vững chắc. Giàn giáo với chức năng hỗ trợ người công nhân xây dựng làm việc trên cao một cách thuận tiện và an toàn. Tuyệt đối không để xảy ra những vấn đề liên quan đến tai nạn trong lao động.

Có thể bạn quan tâm:

Vì thế, những tiêu chuẩn tuyệt đối trong quy trình lắp dựng giàn giáo đúng cách vô cùng quan trọng. Mặt khác, để đảm bảo sự an toàn đòi hỏi đội giám sát thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng kết cấu, trọng lực, độ cứng, độ vững,… của giàn giáo. Bên cạnh đó, người công nhân khi tham gia làm việc phải tuân thủ quy định trong an toàn lao động và cần phải nắm rõ quy trình lắp dựng giàn giáo.

5 yếu tố quan trọng trong lắp dựng giàn giáo

  • Nền móng – yếu tố quan trọng quyết định độ vững chắc

Nền móng là trụ cột quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống lắp đặt giàn giáo. Giàn giáo công tác đúng chuẩn đòi hỏi độ chắc chắn, chịu trọng lực của toàn hệ thống khung lắp, bằng phẳng và cân bằng. Phần khung tần thứ nhất quyết định độ vững chắc dựa trên tải trọng của khung. Bên cạnh đó, bệ đỡ ngang cũng góp phần tăng tiết diện chịu lực lên nền móng.

Đối với những trường hợp bị sụt lún nền, cần phải có những phương án dự phòng như cải thiện, bố trí tấm lót để tăng thêm tiết diện bề mặt tiếp xúc nền giảm thiểu sụt lún. Tùy thuộc vào độ cao mà thiết kế bệ đỡ sao cho phù hợp. Riêng với loại giàn giáo với thiết kế bao che, bắt đầu từ tầng 1-2 có thể dùng thép làm giá đỡ giàn giáo. Đặc biệt, những thiết bị xây dựng như máy phun vữa, cẩu tháp,…thì cần nền vững chắc, đảm bảo an toàn

  • Thanh nối ngang – sử dụng cho giàn giáo ngoài

Cơ cấu thiết kế lắp giàn giáo xây dựng, cứ 5 tầng bắt buộc phải sử dụng thanh nối ngang để liên kết khung thêm vững chắc. Nếu sử dụng mâm giàn giáo để lót sàn thì có thể bỏ quan thanh nối ngang. Tuy nhiên, khi sử dụng thanh nối ngang với ưu điểm ít tốn chi phí và hợp lý hơn khi đưa vào sử dụng cho giàn giáo ngoài.

  • Mốc ghim tường – phương pháp trong lắp dựng giàn giáo

Phương pháp ghim tường với chức năng chịu lực căng ép của thanh khung, giúp cố định giàn giáo. Móc ghim được thiết kế âm vào tường nhằm chống rung lắc, chống chênh vẹo trong khi sử dụng.

Cách tính lắp dựng dàn giáo theo quy định cứ 3 tầng người ta ghim 4 khung 1 cái đối với giàn giáo trong và đối với giàn giáo ngoài thì 2 tầng thì 2 khung sử dụng 1 cái ghim. Cứ như vậy bao nhiêu tầng thì ứng với số mốc ghim cố định

  • Thanh nối góc – kết nối thanh khung hai chiều

Ở mỗi vị trí phía dưới góc khung của giàn giáo, chúng ta bắt buộc phải sử dụng thanh nối góc kết nối đầu khung này với đầu khung khác tạo sự liên kết dàn từ 2 hướng và dựng thành khối tổng thể.

  • Giới hạn chịu lực – đảm bảo an toàn trong thi công

Kiểm tra nghiêm ngặt khả năng chịu lực của giàn giáo để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh đổ, sập giàn giáo. Tính tải trọng tập trung không quá 1.96 KN (0.2t) và mỗi span cũng không được lớn hơn 3.92 KN(0.4t), tải trọng được tác dụng đều lên tấm lót. Ứng với từng loại khung sẽ cho ra mức tải trọng khác nhau.

Một số yêu cầu cần thiết trong thiết kế lắp đặt giàn giáo

Xét thấy có 2 tiêu chí chính trong việc thiết kế và thi công giàn giáo:

  • Độ chịu lực (đảm bảo về mặt cường độ và trọng lực)
  • Tính ổn định và kết cấu của giàn (đảm bảo khung giàn vững chắc)

Để đảm bảo thiết kế thỏa mãn yêu cầu về cường độ cần tính toán đầy đủ tất cả các tải trọng có liên quan trên giàn giáo. Dựa vào phụ lục 1 của TCVN 4453: 1995 quy định kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, quy phạm thi công và nghiệm thu

Hệ kết cấu cốp pha có tải trọng rất nặng cùng với dầm chuyền sử dụng trong việc xây dựng nhà cao tầng. Chúng được đỡ trực tiếp liên hệ giàn giáo, việc tính toán thiếu sót trọng lực của cốp pha dẫn đến sự cố dồn nén lực lên giàn giáo, quá tải lực sẽ khiến các thanh khung bị hư hỏng, nghiêm trọng hơn là sập giàn giáo giàn giáo.

Trước khi đưa các thanh khung vào sử dụng, cần phải kiểm tra độ chịu lực của từng thanh khung có đạt tiêu chuẩn, cẩn thận kiểm tra vết nứt hoặc gãy. Ngay cả hệ khung giáo cũng phải thường xuyên kiểm tra độ chịu lực.

Đối với các thanh khung ngắn ghép nối, cần phải lưu ý kiểm tra cường độ của các nối ghép khung và các góc khung có được ghép cố định, chắc chắn.

Vật liệu dùng để làm giàn giáo cần kiểm định có tốt và phù hợp với công trình đang xây dựng hay không. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật liệu, đặc biệt các vật liệu được sử dụng từ gỗ, tre,.. cẩn thận xem xét. Vì loại vật liệu này rất dễ bị côn trùng, mối mọt,… đục khoét hay những điểm khuyết do tác động cơ học của con người, buộc ta không nên sử dụng.

Không nên sử dụng thanh ống kim loại hay nhôm trong giàn giáo bởi dễ bị oxi hóa bởi không khí, ăn mòn, gỉ sét hoặc bị biến dạng do đập mạnh. Hay đi thuê giàn giáo từ những công ty dịch vụ bạn cũng cần phải kiểm tra đầy đủ như quy định trên.

Mọi chi tiết xin liên hệ Tanicons – cho thuê thiết bị xây dựng uy tín, chất lượng tại TP.HCM

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908.297.340