Nội Dung
- 1 Thiết kế công trình là gì ?
- 2 Thiết kế công trình gồm nội dung gì
- 2.1 1. Phương án công nghệ
- 2.2 2. Công năng sử dụng
- 2.3 3. Phương án kiến trúc
- 2.4 4. Tuổi thọ công trình xây dựng
- 2.5 5. Phương án kết cấu
- 2.6 6. Phương án phòng chống cháy nổ
- 2.7 7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
- 2.8 8. Giải pháp bảo vệ môi trường
- 2.9 9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
Thiết kế công trình là một trong những lĩnh vực rất rộng gồm thiết kế xây dựng cao ốc, nhà xưởng, văn phòng, nhà ở… và mỗi một loại công trình đều có những phương án kiến trúc, kết cấu, công nghệ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
Quy Trình Thiết Kế Và Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng Chuyên Nghiệp
Thiết Kế Thi Công Nhà Xưởng Uy Tín Chất Lượng
Tanicons Giải Đáp Những Vấn Đề Trong Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công ?
Bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn về thiết kế công trình như thiết kế công trình là gì và gồm những nội dung gì.
Thiết kế công trình là gì ?
Thiết kế công trình xây dựng là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên một mục đích cụ thể nào đó. Thiết kế công trình là việc biến các ý tưởng, mong muốn trở thành một kiến trúc đẹp hấp dẫn người dùng và khách hàng.
Thiết kế công trình gồm các bước:
- Thiết kế sơ bộ
- Thiết kế cơ sở
- Thiết kế kỹ thuật
- Thiết kế bản vẽ thi công
- Các bước thiết kế khác (Nếu có)
Thiết kế công trình gồm nội dung gì
Theo điều 53 Nghị định Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thiết kế xây dựng công trình gồm có các nội dung chính như sau.
1. Phương án công nghệ
Đối với các công trình có yêu cầu về công nghệ thì phải có nội dung này.
Phương án công nghệ được hiểu là giải pháp sử dụng những công nghệ tiên tiến để xây dựng. Tùy theo công trình muốn xây dựng mà lựa chọn phương án công nghệ phù hợp, mỗi kiểu công trình đều có loại phương án công nghệ khác nhau.
2. Công năng sử dụng
Tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu xây dựng của công trình để có thể đưa ra những phương án xây dựng tốt nhất. Ví dụ: xây nhà để ở, xây nhà xưởng sản xuất, xây dựng cầu đường để phục vụ cho nhu cầu đi lại…
Đây được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến bên trong của công trình, đội ngũ kiến trúc sư cần bám sát về công năng, nhu cầu sử dụng để đưa ra phương án xây dựng hợp lý.
3. Phương án kiến trúc
Khi xây dựng một công trình sẽ có rất nhiều phương án kiến trúc xây dựng với các mức kinh phí khác nhau. Người tư vấn thiết kế xây dựng sẽ giúp bạn chọn được phương án tốt phù hợp với kinh phí của bạn và đảm bảo chất lượng cũng như thiết kế công trình đẹp, phù hợp với sở thích, nhu cầu chủ đầu tư.
Ví dụ khi xây một ngôi nhà cùng một diện tích, nhưng lại có nhiều phương án thiết kế khác nhau. Có phương án nhìn ngôi nhà phong cách, độc đáo, và phương án khác khiến ngôi nhà đơn giản, ấm cúng hơn. Tùy vào nhu cầu của chủ đầu tư khác nhau.
4. Tuổi thọ công trình xây dựng
Tuổi thọ công trình là thời gian tồn tại của công trình, tính từ thời gian công trình được đưa vào khai thác đến khi chuyển sang trạng thái giới hạn. Ví dụ: cây cầu được thiết kế trong vòng 10 năm phải sửa chữa hoặc xây mới.
Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vật liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công…
Từ trước nay vấn đề tuổi thọ công trình thường ít được quan tâm hơn so với vẻ đẹp của nó. Nhưng để có một công trình tốt nhất thì ngoài một bản vẽ thiết kế đẹp thì chất lượng công trình cũng cần được quan tâm hàng đầu.
5. Phương án kết cấu
Để xây dựng bản thiết kế kết cấu công trình cần tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng.
Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và giới hạn sử dụng.
Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định.
6. Phương án phòng chống cháy nổ
Những năm gần đây khi lượng các vụ cháy nổ xảy ra thường xuyên hơn do các nguyên nhân như chập điện, rò rỉ điện… thì phương án phòng chống cháy nổ được chú trọng nhiều hơn trong thiết kế công trình.
Với phương châm an toàn là trên hết, khi thiết kế công trình cần đưa ra những phương án tốt nhất cho việc phòng chống cháy nổ như trang bị bình cứu hỏa, sử dụng các vật liệu khó bắt lửa….
7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
Trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến như hiện nay thì việc sử dụng năng lượng thiên nhiên như: mặt trời,sức gió, nước… ngày càng trở nên phổ biến với nhiều ưu điểm như vừa đảm bảo an toàn, lại tiết kiệm điện năng, chi phí lại bảo vệ môi trường.
Cần tư vấn cho khách hàng thấy rõ những lợi ích thiết thực của các thiết bị sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra những thiết kế phù hợp với công trình mà họ yêu cầu nhằm đảm bảo cho công trình được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hiện nay.
8. Giải pháp bảo vệ môi trường
Trong thiết kế công trình cần đưa ra các giải pháp xây dựng không những chất lượng, hiệu quả mà còn phải thân thiện với môi trường. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong thiết kế công trình như sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, xây dựng xanh…
Các công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu chuẩn nhất định, hạn chế tối đa những tác động không tốt đến môi trường.
Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thiết kế nhà ở: để đề phòng trộm cắp nên nhà ở khi xây thường rất ít cửa và cần sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên để nhà ở thông thoáng hơn, trồng cau trước nhà (để đón gió nam mát mẻ), trồng chuối sau nhà (để ngăn gió bấc lạnh).
Theo kinh nghiệm thiết kế, các giải pháp này vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng, vừa tạo sinh thái xung quanh ngôi nhà đặc biệt giúp con người cảm thấy yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên hơn.
9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
Dự toán chi phí xây dựng được lập cho từng công trình xây dựng trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng.
Dự toán công trình là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để xác định giá trị để giao nhận thầu xây lắp.
Có thể thấy dù quy mô công trình lớn hay nhỏ thì việc thiết kế xây dựng luôn cần thiết. Thiết kế công trình sẽ giúp cho công trình đảm bảo những yếu tố về cảnh quan, kết cấu, không gian kiến trúc…. giúp chúng ta dễ dàng nhìn nhận cũng như hình dung công trình một cách chuẩn xác nhất.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết kế công trình và tiết kiệm được thời gian, công sức khi tiến hành xây dựng công trình.