Nội Dung
Thiết kế nhà xưởng là một trong các bước đầu tiên và quan trọng nhất để có một công trình đạt tính thẩm mỹ cao, tối ưu về công năng cũng như giải pháp về kỹ thuật. Việc tư vấn và thiết kế phải đòi hỏi một đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư có khả năng chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để xử lí các vấn đề gặp phải trong quá trình lên ý tưởng.
Có thể bạn quan tâm:
Quy Trình Thi Công Nhà Thép Tiền Chế Nhanh Chóng Và Tiết Kiệm
Quy Trình Thiết Kế Và Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng Chuyên Nghiệp
An toàn trong thiết kế và xây dựng nhà xưởng là một vấn đề rất được quan tâm với nhiều chủ đầu tư. Nhà xưởng là công trình công nghiệp và có mục đích là để phục vụ cho nhiều người vì vậy mà nó có những đặc thù khác biệt so với việc xây dựng các công trình xây dựng khác. Vì thế, để có được một thiết kế nhà xưởng đẹp, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần có một thiết kế phù hợp với quy mô, nhu cầu,…
Yêu cầu thiết kế nhà xưởng
Việc tư vấn thiết kế của nhà xưởng cần đáp ứng tối thiểu 3 yêu cầu dưới dây:
Sơ đồ công năng hợp lí
Đây là yếu tố đầu tiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư sau này. Một sơ đồ công năng được tính toán và bố trí hợp lí giúp quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, tuần tự tạo một năng suất lao động cao nhất.
Tối ưu các giải pháp kinh tế – kỹ thuật
Việc thiết kế phải được đảm bảo yếu tố an toàn ổn định cho hệ kết cấu. Các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công trong quá trình xây dựng nhà xưởng cần được tính toán từ ngay từ giai đoạn thiết kế bản vẽ. Việc cân nhắc lựa chọn các vật liệu hoàn thiện cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Tạo nên một công trình kiến trúc đẹp, thẩm mỹ
Quan điểm của thiết kế nhà xưởng công nghiệp là không cần quan tâm đến tính thẩm mỹ nay đã không còn phù hợp. Ngoài chức năng là kho bãi tập kết vật tư vật liệu hay những công xưởng sản xuất nóng bức, bụi bặm, các công trình nhà xưởng công nghiệp ngày càng được các chủ đầu tư quan tâm và yêu cầu cao hơn. Với sự tư vấn tỉ mỉ của các kiến trúc sư, công trình nhà xưởng đã được trở nên hài hòa và đẹp mắt hơn rất nhiều.
Một số lưu ý trong việc thiết kế nhà xưởng
– Đảm bảo yêu cầu về mật độ xây dựng, yêu cầu về phòng cháy và xả thải môi trường
– Đảm bảo được các khả năng chịu lực của kết cấu trong điều kiện làm việc không thuận lợi của quá trình sản xuất.
– Khả năng cải tạo và mở rộng nhà xưởng trong tương lai.
– Sơ đồ giao thông thuận tiện giữa các khâu trong quá trình sản xuất.
– Tạo cho người lao động một không gian làm việc thoải mái, thoáng mát, đủ ánh sáng tự nhiên nhằm để tiết kiệm điện năng và tăng năng suất lao động.
Các bước thiết kế nhà xưởng
Thiết kế cơ sở
Đây là bước đầu tiên cung cấp sơ bộ các giải pháp về kiến trúc và kết cấu.
Bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm các bản vẽ:
– Bản vẽ tổng mặt bằng nhà xưởng
– Bản vẽ kiến trúc nhà xưởng: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt nhà xưởng
– Bản vẽ sơ đồ công năng nhà xưởng
– Bản vẽ kết cấu: Giải pháp móng và giải pháp kết cấu thân
– Bản vẽ thiết kế cơ sở cũng là 1 phần trong hồ sơ để xin cấp phép dự án
Thiết kế bản vẽ thi công
Bản vẽ thiết kế thi công được thể hiện chi tiết và đầy đủ tất cả các hạng mục của dự án gồm các phần: Kiến trúc, kết cấu, cơ điện.
Các hạng mục của dự án bao gồm:
– Nhà xưởng chính, nhà kho
– Văn phòng
– Nhà ăn, nhà nghỉ của cán bộ
– Đường nội bộ
– Cổng, tường rào, nhà bảo vệ
– Nhà xe
– Bể nước, nhà bơm
– Trạm biến áp, nhà điện
– Và các công trình phụ trợ khác
Đơn giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Đơn giá thiết kế nhà xưởng
Chi phí thiết kế nhà xưởng được tính theo tổng mức đầu tư xây dựng. Giá trị thiết kế từ 2% – 3% trên tổng mức đầu tư.
– Theo diện tích xây dựng: Đơn giá từ 40.000 – 50.000 đồng/m2 (Tùy vào từng dạng nhà xưởng, yêu cầu thiết kế và độ phức tạp của dự án)
– Khi ký cả hợp đồng thi công, chi phí tư vấn thiết kế được giảm giá 50%.
Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng sản xuất
– Thiết kế nền nhà xưởng công nghiệp trên đất yếu cần có biện pháp xử lý nền thích hợp với địa chất
– Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo theo yêu cầu công nghệ và điều kiện sử dụng
– Nền nhà xưởng bằng bê tông bao gồm: Bê tông cốt thép, bê tông có phôi thép chịu va đập, bê tông chịu được ăn mòn axit, bê tông atphan.
– Chiều rộng của nền ngoài hè nhà yêu cầu phải từ 0,2 m đến 0,8 m và có độ dốc là 1% đến 3%.
Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng công nghiệp
– Phải đảm bảo phù hợp được với tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng tự nhiên của nền xây dựng.
– Thiết kế móng xây dựng nhà xưởng phải có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền.
– Thiết kế móng cột nhà xưởng nên có khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.
– Chịu được tác động của nhiệt độ cao. Phải có sử dụng lớp bảo vệ vật liệu chịu nhiệt, móng chịu được tác dụng ăn mòn.
Tiêu chuẩn thiết kế mái nhà xưởng và cửa mái
– Tiêu chuẩn độ dốc của mái nhà xưởng phụ thuộc vào việc lựa chọn vật liệu làm mái. Sẽ có một quy định tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng thích hợp.
– Đối với thiết kế thoát nước của nhà xưởng ở phần mái sẽ phụ thuộc vào vật liệu lợp mái và yêu cầu công nghệ.
– Bố trí góc chống nước mưa hắt không lớn hơn 15° đối với nhà sản xuất kỵ nước mưa.
– Việc thiết kế nhà xưởng khi lựa chọn các kiểu cửa mái sẽ phụ thuộc vào công nghệ và hướng nhà xưởng.
– Phần cửa mái yêu cầu cần lắp kính cố định, phần dưới nên để hở.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cho cửa sổ và cửa đi
– Độ cao cửa tối đa 2,4m tính từ mặt sàn và phải đóng mở được
– Độ cao cửa sổ lớn hơn 2,4m nên lắp thành khung cố định để chống bão.